Lý Nhân Duyên
Lý Nhân Duyên là gì? Lý có phải là con đường của Nhân và Duyên? Một người bạn đi Thiền một thời gian sau gặp tôi chia sẻ…
Xưng hô: ÔNG – TUI ^^
TRẢI NGHIỆM RẤT QUAN TRỌNG
Các học thuyết lời dạy đến với ông chỉ là vô nghĩa nếu ông không trải nghiệm nó. Chỉ có trải nghiệm ông mới BIẾT và quan trọng hơn nó là CẢM XÚC lúc trải qua hoàn cảnh đó.
CÓ MỘT CÁI BIẾT KHÔNG CẦN TRẢI NGHIỆM
Đó là LÝ. Nếu ông đi từ Gò Vấp đến Quận 1 để tụi mình gặp nhau cafe nói chuyện này. Tui đã có hành trình trải nghiệm từ Gò Vấp đến Quận 1. LÝ sẽ giúp ông biết luôn những hành trình khác mà không cần TRẢI NGHIỆM.
…. nói đến đây, tui ngạc nhiên và nói: Cái anh em thấy tôi học là Kinh Dịch, nhưng thực ra cái tôi học tập xưa nay là LÝ đấy!
Trích đoạn LÝ NHÂN DUYÊN (theo THUONGCHIEU.NET)
Trong kinh A Hàm đức Phật có dạy, người nào thấy được lý nhân duyên thì người đó thấy được pháp. Thấy được pháp tức là thấy đạo hay thấy Phật.
Qua đó chúng ta thấy tầm quan trọng của lý nhân duyên như thế nào rồi. Cũng như vậy, con người do nhân duyên sinh nên không chủ thể, không cố định. Muôn vật trên thế gian này do nhân duyên sinh cũng không chủ thể, không cố định.
Tuy không cố định, không chủ thể nhưng đồng hồ vẫn có, đủ duyên thì nó hiện tiền. Hiểu lý này rồi chúng ta mới bước qua bước thứ hai là chữ Không trong kinh Bát Nhã. Chúng ta đừng lầm chữ Không trong kinh Bát Nhã là trống rỗng, không có gì hết.
Không là đối với có. Nhưng chữ Không đây là ngay nơi sự vật hiện tiền mắt thấy, tay sờ mó được song chủ thể nó là không, không cố định. Như vậy dù mắt thấy, tay sờ mó được mà nói là Không, đó là không chủ thể, không cố định.
Bát Nhã nói Không vì nó do nhân duyên sinh nên không chủ thể. Cho nên chữ Không trong kinh Bát Nhã còn gọi là tánh Không. Hệ thống Bát Nhã gọi đó là tự tánh Không. Tức là không có chủ thể, không tự tánh nhưng sự vật vẫn có giả tướng của nó khi đủ duyên tụ hội.