Lỗi Trong Cách Dự Báo Của Kinh Dịch

Phát Hiện Lỗi Trong Cách Dự Báo Của Kinh Dịch. Các câu sấm truyền nổi tiếng chỉ nói Chi, mà không nói Can thì biết chính xác năm nào, khi nào? Ví như:
- Bao giờ lúa mộc trên chì, voi đi trên giấy
- Long vĩ xà đầu..
- Thân Dậu niên lai kiến thái bình…
Có biết năm gì Thìn? Canh Thìn hay Mậu Thìn?
Dự báo theo Dịch xưa này dùng tượng, nhìn tượng mà dự báo, chớ chẳng biết thời gian là khi nào chính xác. Đoán số là không thể, số và thời gian là con người đặt ra, không có tượng thiên nhiên.
Tôi tình cờ thấy bài chia sẻ của một bạn trên facebook tên Andrew Nguyen, và tôi đăng lại tại đây, bài chia sẻ khá là chất.
…
Cách đây mấy ngày có gặp một sự tình kỳ lạ. Kỳ lạ là thế này: có hai người cùng dự đoán một hiện tượng. Hai người không hề biết nhau, nhưng lại có cùng một chiều hướng dự đoán, và một trong hai lối dự đoán lại rất chi tiết?!.
Nghe như câu chuyện của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong thời nhà Đường. Người hiểu chuyện rất bất ngờ, bởi vì để tìm được hai người có cùng một trình độ trong việc dự đoán tới mức độ chi tiết như vậy cực kỳ hiếm có. Hiếm có là vì mỗi một người đều có một cảnh giới tâm hồn khác nhau.
Các thức toán như Tử Vi, Tử Bình,… chỉ để lại một bộ tổ hợp các biểu tượng, các biểu tượng này là representational data, người xem dựa vào đó mà có thể diễn dịch và nghiệm lý cho phù hợp với hoàn cảnh.
Mỗi thời sẽ có các đặc điểm khác nhau của thời đại, không gian, bối cảnh, nên cùng một bộ biểu tượng, khi nghiệm lý sẽ có khác nhau.Từ representational data có hai loại errors – lỗi. Một loại là reducible errors, tức là lỗi này có thể tránh được dựa vào kinh nghiệm nghiệm lý.
Lỗi kia là irreducbile, không thể tránh được. Ví dụ như cũng vài ngày trước nghe chuyện chẳng lành, đành phải toán quẻ, thấy quẻ Lý, trong quẻ có hai đứa con dâu. Quẻ Lý là “hổ lang chặn đường”, nơi này đoán là đi ra chợ đòi nợ.
Nhưng sau này nghe chuyện, sự tình lại là hai người con dâu của hai nhà cùng đi … đánh ghen, khí thế như hổ sói, tới độ người bị đánh ghen chạy trối chết. Con dâu ứng với quái Đoài. Đoài là cái đầm. Dự đoán có “chuyện” với hai cái … đầm thì sai biệt quá lớn. Từ hai cái đầm, có thể reduce tới mức là hai đứa con dâu – đó là reducible errors.
Ra chợ đòi nợ, với đi vào khách sạn đánh ghen, kỳ tình là… cũng giống nhau ở phương diện representational data. Khách sạn thực ra cũng là nơi “mua bán”, khác gì cái chợ đâu? Chỉ có thể dự đoán được tới tình huống đó: có hai người nữ hung dữ như hổ sói đi chặn đường người ta đòi cái gì đó, ở một nơi “mua bán”.
Riêng irreducible errors có nghĩa là không thể giảm thêm được nữa. Không có cách nào xem chính xác hơn. Vì mỗi thời đại đều có tình huống xã hội khác nhau, mỗi địa phương đều có đặc điểm tình huống khác nhau.
Quẻ toán về tình huống biến hóa sẽ không nói tới chi tiết trong tình huống biến hóa, những chi tiết đó, muốn biết lại phải toán tiếp. Toán tiếp sẽ rất dễ rối, nên thường thì người toán chỉ nhìn vào chiều hướng chung, nếu như hiểu biết về chi tiết không cần thiết.
Chính vì không nhìn vào chi tiết, nên có những lỗi sai chắc chắn xảy ra – đây là irreducbile errors.
Hơn nữa, dù xem Kinh Dịch có chính xác thế nào, cũng là có những chi tiết không được phép thấy. Đặc điểm của dự toán trong kinh dịch là như vậy. Chính vì có thể sai, và người khác có thể không tin, nên còn được phép nói.
Nhưng cái sự kỳ lạ, là có người nói được tới chi tiết sự việc. Đây là “tiết lộ” thiên cơ. Tiết lộ thiên cơ “tội” rất nặng! Là bởi vì khi trong tâm tưởng người ta có ý niệm chính xác về những gì đang diễn ra mà mắt thường không nhìn thấy, người ta sẽ nghĩ cách can thiệp: như bỏ trốn đi đâu đó, xếp đặt sự tình gì đó, gây khó khăn cho “bên kia”.
Họ làm bên kia gặp “phiền phức”. Làm người khác “phiền phức” đã là chuyện thất đức một, nhưng làm sinh mệnh siêu việt “phiền phức” chỉ có thể là ma quỷ. Sở dĩ ma quỷ dám làm, là bởi vì con người sẽ gánh tội, ma quỷ xúi dục người ta làm thì không phải chịu cái tội đó. “Tội” của con người, là nghe theo ma quỷ.
Tội lớn hơn nữa, là tiết lộ thiên cơ. Trừ khi có lí do cực kỳ đặc biệt, còn không thì không một ai nhìn thấy “thiên cơ” mà lại đi nói cho người khác. Ai mà làm chuyện đó là đang tự hủy hoại mình.
Dông dài là như vậy. Nhắc lại chuyện cách đây mấy ngày gặp một sự tình kỳ lạ, là có hai người cùng ra quẻ. Một người cũng ra được dự toán, nhưng chỉ ở mức representational data, tức là trong dự toán của họ có lỗi, là irreducible errors, không thể tối ưu hơn nữa. Còn người kia thì nói ra chi tiết.
Đây là điểm bất thường. Người nói ra chi tiết kia rất có thể đang tiết lộ thiên cơ. Người còn lại thấy kỳ lạ, toán thêm một quẻ nữa, ra quẻ Quy Muội – ma quỷ quấy phá. Như vậy cái người kia không phải là đang tiết lộ thiên cơ, mà chính là đang có thông tin trong nội bộ, diễn dịch lại tin tức sao cho phù hợp với narrative của Kinh Dịch, mục đích để làm gì thì không biết.
Nhưng việc này có một tác dụng, là những người không có trình độ, hay hiểu biết, thấy sự việc đối ứng hết sức chi tiết, tưởng là quẻ ứng tới mức đó. Đây là một dạng “cheating”.
Mục tiêu của người cheating này, không nằm ở chỗ chứng minh tính minh triết của Dịch Học, rất có thể nhằm mục đích tuyên truyền điều gì đó. Hiểu biết thì sẽ không bị người khác lừa.
Cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một học giả lớn. Thật tiếc trước đây không có cơ duyên đọc sách của cụ. Nay tìm trên mạng, đọc các quyển PDF, thấy cụ viết cực kỳ dễ hiểu, người trẻ sẽ không bị ngôn ngữ thời trước làm rối trí như trong sách của cụ Nguyễn Hiến Lê.
Vậy xin đăng lại ở đây, như tri ân nỗ lực của cụ Cần đối với người đời sau. Cũng khuyến khích người trẻ tuổi, nếu còn thương quý bản thân mình, hãy tránh xa rượu bia, chất kích thích, dục tình và các cám dỗ thời thượng, giữ thân thể tráng kiện, tập thể thao, ăn uống lành mạnh, đồng thời trau dồi nền tri thức thâm viễn này.Thân tâm khỏe mạnh, thì sẽ không bị lừa nữa.