HỌC KINH DỊCH
Học Kinh Dịch Giải quyết các vấn đề như sau:
1/ Học Dịch để Tri thiên mệnh để tận nhân lực.
2/ Tình huống phân vân chưa biết quyết định lựa chọn nào cho tốt?
3/ Học Kinh Dịch – Định sự chân giả.
4/ Biết ý người.
5/ Hướng giải quyết tình huống vấn đề.
6/ Chọn ngày giờ tốt để khởi sự.
Học Kinh Dịch – Dịch Lý Học
Dịch là sự biến đổi, biến hóa, hóa ra. Tiền nhân nghiên cứu về sự biến hóa của sự vật hiện tượng. Từ đó, Tiền Nhân đã ghi nhận, mô tả lại thành một ngôn ngữ thô sơ nhất đó là các Ký Hiệu 64 Quẻ Dịch, chính là các vạch đứt _ _ vạch liền __
Như vậy, Dịch được hiểu là tự nhiên, thiên nhiên, luật vũ trụ… Còn 64 Quẻ Dịch là ngôn ngữ mô tả lại những quy luật đó. Và 64 Quẻ Dịch không phải là toàn bộ quy luật tự nhiên.
Từ khi có ngôn ngữ, sự đặt tên, thì sự sai lệch sẽ bắt đầu. Sai lệch là vì đâu? Vì cách đặt tên, ngôn ngữ của mỗi thời đại, văn hóa, vùng miền… có sự khác nhau. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình tự nghiên cứu. Có những cái lý giải hợp thời xưa, đến nay thật khó hiểu đúng không?
Hệ Thống Lại Các Môn Huyền Học
DỊCH là BIẾN ĐỔI – BIẾN HÓA
Dịch Lý Học là môn học về sự BIẾN ĐỔI – BIẾN HÓA
Phong Thủy là môn học về sự BIẾN ĐỔI – BIẾN HÓA của Không – Thời Gian, để tìm ra, bố cục nơi sinh sống, làm việc đạt sự Thịnh Vượng (hoặc tùy mục đích)
Kỳ Môn Độn Giáp là môn học về sự BIẾN ĐỔI – BIẾN HÓA của các thế trận, áp dụng trong chiến sự thời xưa. Cũng có thể hiểu đơn giản hơn là BIẾN HÓA của các thế “CỜ”
Mệnh Lý Học (Từ Vi, Bát Tự) là môn học về sự BIẾN ĐỔI – BIẾN HÓA của hành trình vận mệnh một đời người qua các thời kỳ như Đại Vận, Tiểu Vận,…
Kinh Dịch là lời khuyên, sách hướng dẫn cách sống, đối đãi,… được xem như Sách Đạo Đức. Kinh Dịch được viết dựa trên nền triết học 64 Quẻ Dịch. Kinh Dịch cho ta lời khuyên, không giúp nhiều cho quá trình học Dịch Lý. Với mục đích chiêm đoán, giải sự việc cũng không giúp gì nhiều. Chưa kể thời loạn kinh thư, sách ngày nay bị xào nấu…
Bói Toán – Dự Báo học là môn học dự đoán sự việc sẽ diễn ra, sẽ thành theo mô hình BIẾN HÓA – BIẾN ĐỔI của 64 Quẻ Dịch.
HỌC KINH DỊCH BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Theo phân tích ở trên, chúng ta sẽ không học Kinh Dịch, mà là học DỊCH LÝ. Học Dịch Ly có thể chia ra làm hai đường lối:
Một là học gốc Dịch tức là chuyên khảo về Vô Cực, Thái Cực. Tìm hiểu về nguồn gốc của vũ trụ và con người.
Hai là học ngọn Dịch tức là khảo sát về lẽ Âm Dương tiêu trưởng của trời đất, tuần tiết thịnh suy của hoàn võ, tức là học về các Hào, Quải, học về Tượng, Từ, Số.
Học Dịch theo lối thứ nhất sẽ giúp ta tìm lại được căn nguyên của tâm hồn. Từ đó biết đường tu luyện để tiến tới Chân, Thiện, Mỹ, Phản bản, Hoàn nguyên.
Học Dịch theo lối thứ hai có thể giúp ta tiên tri, tiên đoán phần nào vận hội, khí thế của lịch sử nhân loại, cũng như những động cơ biến hóa trong hoàn võ.
Chúng ta nên nhớ Dịch là do Trời truyền!
Phục Hi, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử đều là những người đã được Trời chọn. Các Ngài đã dày công suy tư, khảo sát, ghi chú, sáng tác lưu truyền cho chúng ta. Đi vào khoa Dịch học, ta phải cố gắng đạt cho được vi ý cổ nhân. Ta phải tìm cho ra cội rễ cuộc đời, gốc gác vũ trụ.
Phải có khoảng thời gian ngâm mình trong các tượng quẻ, như kẻ mơ hồ. Từ đó ta sẽ tìm cho ra dần dần các căn cơ. Dần rồi ta sẽ đến then chốt cũng như những nhịp điệu, tiết tấu của mọi biến thiên.
Khổ Luyện
Sự khảo cứu này sẽ đòi hỏi chúng ta nhiều công phu, bắt buộc ta phải suy cứu đêm ngày. Ta học không nên cóp nhặt máy móc, mà là cả một công trình sáng tạo hồi hộp. Sự tìm tòi học hỏi này cũng có thể giúp chúng ta rất nhiều điều. Chúng ta sẽ gạn đục, khơi trong cõi lòng để hòa hài cùng Tạo Hóa. Để ta gặp gỡ lại các Thánh Hiền muôn nơi, muôn thủa.
HỌC KINH DỊCH TẠI NHALYSO.COM
HỌC KINH DỊCH PHÁI DỊCH LÝ VIỆT NAM
Sáng mọc chiều lặn là mặt trời, bận rộn bôn ba là cuộc đời. Đường dài đến mấy cũng có đoạn cuối, khổ đau đến mấy cũng sẽ hết. Tất cả rồi sẽ đổi thay. Khi vui vẻ thì cố gắng giữ gìn, khi buồn thì cố gắng vượt qua, khi hạnh phúc cố gắng trân trọng. Vậy thì khi nào CỐ GẮNG khi nào BUÔNG LƠI?
Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ (Nhiều người thường gọi là giờ động tâm là đây)
Khi ta khởi sự tạo tác một việc gì nếu thấy lòng đắn đo, lưỡng lự, lo ngại, không yên… gọi là “Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ” (Bộ máy khách quan thông giao cảm ứng với bộ máy chủ quan của ta) là lúc ta cần sử dụng Lý Dịch để hiểu biết sự Hóa Thành ra sao, nhằm có sự chuẩn bị, né tránh, giảm bớt mọi rủi ro, thành – bại trong cuộc sống.
Dịch Lý là lý của Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu, nên mọi động tĩnh sống động của muôn loài vạn vật đều được nhận biết qua Lý Dịch. Nên người học Dịch có thể “thông dịch tiếng nói của thượng cầm hạ thú” qua Sự “Động – Tĩnh” thường ngày trong cuộc sống.
Học Kinh Dịch Giải quyết các vấn đề như sau:
1/ Tri thiên mệnh để tận nhân lực.
2/ Tình huống phân vân chưa biết quyết định lựa chọn nào cho tốt?
3/ Định sự chân giả.
4/ Biết ý người.
5/ Hướng giải quyết tình huống vấn đề.
6/ Chọn ngày giờ tốt để khởi sự.
Để nhận biết sự động và tĩnh ta áp dụng quy tắc “Đồng lấy dị mà luận – Dị lấy đồng mà quy”: Khi sự giống nhau nhiều thì ta lấy điểm khác biệt mà luận – Khi sự khác nhau nhiều thì ta lấy điểm giống nhau mà chọn.
Sự diễn biến thường hằng mỗi ngày như mọi ngày thì gọi là Tĩnh, và trong sự tĩnh đó bỗng nhiên có một ngày xảy ra chuyện khác thường thì ngày đó gọi là Động.
Ví như anh A mỗi ngày làm việc đều đặn bình thường, nhưng có một ngày bỗng nhiên cảm thấy lòng bất yên, khó chịu, lo lắng …thì gọi là Động.
Ví như thường ngày con cái ta cũng cẩn thận ngoan ngoãn, bỗng nhiên có một ngày nó đụng cái gì cũng đổ bể thì ngày đó gọi là Động.
Ví như ta có người thân quen thường ngày ăn nói cũng tử tế bình thường bỗng nhiên có một ngày phát lên nói một câu nghe lạ tai vui vẻ khác thường thì gọi là Động.
Ví như ta có một nhân viên có tính năng động vui vẻ, bỗng nhiên có một ngày anh ta trầm lặng hẳn, không nói gì đến ai thì gọi là Động.
Ví như bầu trời thường ngày cũng bao vì sao nhấp nháy lung linh bỗng nhiên đêm nay có một vì sao băng, xẹt xuất hiện thì gọi là Động.
Ví như con Lu vật nuôi trong nhà thường ngày khi ta về nó chạy ra mừng vui vẫy đuôi quấn quýt, nhưng hôm nay ta về nó lại sủa khác thường xem ta như người xa lạ thì gọi là Động.
Ví như ta đang ngồi làm việc trong nhà bình thường như mọi ngày bỗng nhiên hôm nay có con thằng lằn rơi xuống trúng ta giật mình thì gọi là Động.
Khi có những hiện tượng Động Tĩnh như trên, dân gian còn thường gọi là điềm thì là lúc ta cần lấy Quẻ Dịch để “thông dịch tiếng nói của Tạo Hóa” đã mượn những hiện tượng Động Tĩnh trên để nhắn nhủ đến chính người đó hoặc cho tập thể nào đó một điều hung (xấu) hay cát (tốt) nhằm cho ta có sự chuẩn bị đón nhận hay né tránh…